Những thông tin bạn cần lưu ý về máy xét nghiệm điện giải đồ

Các chất điện giải được cung cấp qua chế độ ăn, hấp thu ở dạ dày, ruột và được đào thải qua thận. Sử dụng kết quả xét nghiệm của các chất ion bằng máy xét nghiệm điện giải đồ trong lâm sàng đang được coi là vấn đề cần thiết, đặc biệt trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu. Vì vậy xét nghiệm điện giải đồ đóng vai trò rất quan trọng trong y học. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về những thông tin này qua bài viết sau nhé.

Đặc điểm:

Khi cơ thể khoẻ mạnh bình thường không có rối loạn về bệnh lý thì bên trong và ngoài màng, tế bào có sự cân bằng về điện tích nhưng chỉ cần có những rối loạn nhỏ như co cơ ngay sau khi phẫu thuật, các bệnh về tim mạch… thì sự cân bằng sẽ bị phá vỡ làm cho nồng độ của các ion tự do có trong máu như Ca++, Na+, li+, Mg++, Cl-… có thể tăng hay giảm một cách đột ngột.

Có nhiều phương pháp đã được đưa ra để xác định nồng độ các chất trong dịch cơ thể. Đó là phép đo trọng lượng, đo độ phát xạ ngọn lửa, đo độ đục hấp thụ nguyên tử và điện cực chọn lọc ion. Hiện chỉ có 2 phương pháp được dùng trong phòng xét nghiệm của bệnh viện, cơ sở y tế. Đó là đo điện cực chọn lọc ion và quang phổ phát xạ ngọn lửa . Tuy nhiên phương pháp quang phổ phát xạ ngọn lửa còn rất nhiều hạn chế, bên cạnh đó máy xét nghiệm điện giải ra đời đã gần như đáp ứng hoàn toàn được các yêu cầu của một xét nghiệm điện giải.

Nguyên lý hoạt động của máy:

Máy xét nghiệm điện giải đồ là một hệ thống hoàn toàn tự động, được thiết kế để đo các chất điện giải như natri, kali, canxi trong huyết thanh, huyết tương và máu toàn phần một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cation chính của dịch ngoại bào là Natri, đóng vai trò cơ bản trong duy trì sự phân bố nước và tạo áp lực thẩm thấu ở các mô tế bào của cơ thể. Còn ở dịch nội bào, Kali là cation chính, chất Kali có chức năng duy trì sự đáp ứng với kích thích của tế bào thần kinh cơ, gồm cả chức năng hô hấp và chức năng cơ tim. Trong nhiều chức năng sinh học của cơ thể, Ion canxi có vai trò quan trọng, đặc biệt là chức năng đông máu.

broken image

Các chất điện giải máu được định lượng theo cách điện cực chọn lọc gián tiếp. Một số điện cực thông dụng trong hoá sinh lâm sàng:

Điện cực chọn lọc Na+: Dùng một màng ngăn cách rắn bằng một loại thuỷ tinh đặc biệt chỉ để thấm qua ion Na+.

Điện cực chọn lọc K+: Dùng một màng lỏng là một dung dịch Valinomycin trong diphenyl ether – Valinomycin là một peptit vòng có nguồn gốc vi khuẩn và là một chất ức chế sự oxy – phosphoryl hoá của ti lạp thể bằng cách “thâu tóm” đặc hiệu các ion K+. Sẽ hình thành được một phức hợp ổn định do phản ứng qua lại giữa ion K+ và nguyên tử oxi của chất “thâu tóm”, phức hợp tan trong pha hữu cơ. Các ion K+ được tách biệt và chỉ chúng chịu trách nhiệm về điện thế của điện cực chỉ thị tức điện cực đo.

Điện cực chọn lọc ion Cl-: Dùng một màng rắn chắc tinh thể bạc clorua bằng cách ép nén những viên vê nhỏ bạc clorua có tính dẫn điện rất cao.

Việc định lượng nồng độ các chất điện giải vừa đảm bảo độ chính xác cao và rất nhanh chóng. Trong khoảng thời gian ngắn có thể xét nghiệm được hàng trăm bệnh phẩm. Mỗi lần xét nghiệm, máy sẽ tự động hiển thị cho cả 3 thông số ion Na+, K+, CL-.

Nguyên lý đo của máy xét nghiệm điện giải

Mẫu máu hay nước tiểu cần phân tích được hút, rồi bơm vào một hệ thống ba điện cực nối tiếp nhau: lần lượt là điện cực K+, Na+, Cl- (hoặc Li+)

Điện cực Na+ là một ống thuỷ tinh được làm bằng vật liệu có độ nhạy rất cao với ion Na+. Điện cực K+ là một ống nhựa chứa chất Valinomycin có tác dụng chọn lọc tất cả các ion K+ có trong dung dịch chảy qua nó. Tương tự ở điện cực Cl- (hoặc Li+) cũng có chứa chất nhạy với ion Cl- (hoặc Li+). 

Để đo được nồng độ của ion trong mẫu bệnh phẩm, bác sĩ dùng phương pháp đo tham chiếu. Đầu tiên, máy sẽ đo thế khi mẫu được cho vào qua hệ thống các điện cực. Tiếp đến, một dung dịch chuẩn có nồng độ các ion cần đo được bơm qua các điện cực đó. Độ chênh lệch điện thế giữa hai lần đo được tỷ lệ với nồng độ của các ion tương ứng. Do độ chênh lệch điện thế đo được và nồng độ của ion dung dịch chuẩn nên máy xét nghiệm điện giải đồ có thể tính toán được nồng độ của các ion trong mẫu bệnh phẩm theo công thức:

zE = E đầu đo – E chuẩn = S.log(cis/cist)

cis = cist. 10^(zE/S)

Lợi ích

Máy xét nghiệm điện giải đồ giúp bác sĩ biết chính xác các dấu hiệu bệnh tật có  trong máu, hàm lượng của chất dinh dưỡng và chất thải có trong máu cũng như chức năng các cơ quan khác trong cơ thể.

Xét nghiệm điện giải đồ giúp cho bác sĩ chẩn đoán, theo dõi và lên phương án điều trị các bệnh: các rối loạn điện giải trong bệnh thận, co giật, tim mạch, mất nước, hạ canxi máu

Bài viết trên đã tổng hợp tất cả những thông tin hữu ích nhất về sản phẩm trần nhôm. Nếu có thông tin gì còn thắc mắc hãy liên hệ với Phú Vinh MED để được tư vấn tận tình nhất.